Monday, December 23, 2013

Tại sao các em không đến lớp?

Hôm nay bước vào lớp học, thấy lớp có vẻ vắng học sinh, tôi đếm qua thì thấy có khá nhiều em không có mặt. Thấy tôi không được vui, cô giáo đưa cho tôi cuốn sổ ghi theo dõi học sinh và báo cho tôi biết đã có thêm 3 em mới xin vào học, song lại có quá nhiều em vắng mặt.
Muốn cho các em đến học đều đặn, không vắng mặt, thì điều quan trọng hơn hết là phụ huynh học sinh phải nhận thức cho được tầm quan trọng của con chữ -- là cái vốn cơ bản để các em thay đổi tương lai, để cuộc đời các em sẽ đỡ vất vả hơn ông bà, cha mẹ nó bây giờ.
Theo danh sách cô giáo ghi theo dõi thì số học sinh vắng khá nhiều. Tìm hiểu sâu mới biết các nguyên do nghỉ học của số học sinh này vô cùng chính đáng, song cũng lắm xót xa.

"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 10
 
Ảnh: Đỗ Mạnh Cường

Sunday, December 8, 2013

RFA: Campuchia phân biệt đối xử với người Việt và Khmer Krom?

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
Trong lúc người dân Campuchia đang tuần hành khắp tỉnh thành để nêu rõ tinh thần đấu tranh vì Nhân quyền nhân kỷ niệm 65 năm ngày quốc tế Nhân quyền, một tổ chức bảo vệ quyền dân tộc thiểu số ra thông cáo cho biết cộng đồng người Việt và Khmer Krom đang sống tại Campuchia chưa được chính quyền địa phương tôn trọng quyền con người như Hiến pháp hiện hành. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Hiện tượng kỳ thị ở Campuchia
Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số (MIRO) vừa ra thông cáo báo chí ngày 7/12 nêu rõ những khó khăn của người Việt và người Khmer Krom gốc Nam Bộ phải đối mặt với sự kỳ thị của xã hội Campuchia.
Tổ chức này nói Campuchia là một quốc gia tham gia ký kết đầy đủ các Hiệp ước, Công ước quốc tế, đặc biệt những quyền căn bản của người dân đều được bảo đảm và ghi rõ từng khoản trong Hiến pháp Campuchia là phải tôn trọng quyền con người, quyền của phụ nữ và quyền trẻ em, tuy nhiên xứ chùa Tháp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của họ.
Theo thông cáo, thời gian qua, nhà sư và người dân Khmer Krom bị chính quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện và kết án tù trong nhiều năm mà không có đại diện pháp lý từ phía Campuchia giúp điều tra kỹ lưỡng. Gần đây nhất là vụ 2 tu sĩ và 6 người dân Khmer Krom bị tòa án tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt về tội danh gây rối trật tự công cộng và tội tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài trong tháng 9/2013.
Ông Ang Chanrith, Giám đốc Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số nói với RFA rằng Đại sứ Campuchia tại Việt Nam không giúp can thiệp chính phủ Việt Nam để xoa dịu sự phân biệt đối xử đối với người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, khi nhóm này lánh nạn sang Campuchia, thì chính phủ Phnom Penh còn gây không ít khó dễ. Vụ án nhà sư Khmer Krom bị giết ở Campuchia trong năm 2007 vẫn chưa được làm rõ nguyên nhân; nhà sư tham gia các cuộc biểu tình trước Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh phản đối Việt Nam vi phạm nhân quyền cũng bị đe dọa, hãm hiếp; cộng đồng Khmer Krom có nguyện vọng nhập tịch thì buộc phải đổi họ tên, địa chỉ quê quán…v.v.Đối với người Việt, theo cuộc khảo sát của MIRO tại tỉnh Kandal, Takeo, Kampong Chhnang và nhiều tình khác cho thấy cộng đồng người Việt cũng chịu thiệt thòi không kém người Khmer Krom. Hầu hết người Việt đã được sinh ra và lớn lên ở Campuchia đều tự động mất đi quyền bình đẳng giới, giáo dục và quyền tham gia chính trị vì chính quyền địa phương từ chối cấp quốc tịch cho người Việt.
Cộng đồng người Việt cũng chịu thiệt thòi không kém người Khmer Krom. Hầu hết người Việt đã được sinh ra và lớn lên ở Campuchia đều tự động mất đi quyền bình đẳng giới, giáo dục và quyền tham gia chính trị vì chính quyền địa phương từ chối cấp quốc tịch cho người Việt
theo khảo sát của MIRO
Ông Ang Chanrith: “Nhìn chung người Việt dù sống tại Campuchia nhiều thế hệ, hoặc mới sinh ra và lớn lên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nếu so sánh với các dân tộc thiểu số khác vì họ không có bản sắc rõ ràng. Họ không có quyền sở hữu của công dân, cư trú ở trong tình trạng lấp lửng, sợ hãi bị trục xuất, sống trong thôn, nhà nổi nguy hiểm và không có quyền cơ bản.
Cơ quan chức năng thì không quan tâm đến họ. Còn người Campuchia kỳ thị và xem họ là người ngập cư bất hợp pháp mặc dù họ được sinh sống ở Campuchia nhiều thế hệ.”
Bà Bùi Thị Hoa, người Việt sống ở tỉnh Kampong Chhnang cho biết gia đình bà sống tại Campuchia nhiều thế hệ. Con cái được sinh ra tại đây nhưng chính quyền địa phương không cho phép nhập tịch.
Bà Bùi Thị Hoa: “Đau ốm gì đều tự chăm sóc và đi bệnh viện riêng tư, không được miễn phí. Nếu không có tiền thì không đi nhà thương được. Từ nào tới giờ họ không cho người Việt nhập tịch dù con nít mới đẻ. Người ta nói mình là người Việt không thể nhập tịch, chưa cho giấy khai sanh. Tình hình sống và làm ăn ở đây bị kèm kẹp như thả lưới như nhau mà chính quyền chỉ bắt người Việt, còn Khmer và Chàm thì không bắt. Yêu cầu được sống bình yên trên đất Campuchia, đừng bị bắt bớ, hãm hiếp...”

Nói một đằng làm một nẻo
Bộ Nội vụ Campuchia đã nhiều lần khẳng định Campuchia không phân biệt đối xử đối với cộng đồng Khmer Krom, người Việt và tất các dân tộc thiểu số khác. Hiến pháp Campuchia ghi rõ người Khmer Krom là công dân Campuchia. Họ được đối xử bình đẳng, không bị kỳ thị. Đối với người Khmer Krom muốn có giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân thì cần có địa chỉ rõ ràng, nơi cư trú vĩnh viễn.
Ông Khieu Sopheak, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia cũng cho biết chính phủ không phân biệt đối xử đối với người Việt. Ông cho biết: “Không chỉ nói riêng người Việt, tất cả người nước ngoài đều có thể nhập quốc tịch theo Hiến pháp hiện hành. Ví dụ, người Việt có gia đình người Campuchia thì họ có quyền nhập quốc tịch. Nhà đầu tư lớn, có công xây dựng phát triển đất nước cũng có thể nhập tịch. Và nhiều điều kiện khác như sống ở đây hơn 7 năm, biết nói tiếng Khmer, hiểu biết về truyền thống văn hóa…Họ có thể gửi đơn xin nhập tịch cho Bộ Nội vụ.”
Đau ốm gì đều tự chăm sóc và đi bệnh viện riêng tư, không được miễn phí. Nếu không có tiền thì không đi nhà thương được. Từ nào tới giờ họ không cho người Việt nhập tịch dù con nít mới đẻ. Người ta nói mình là người Việt không thể nhập tịch, chưa cho giấy khai sanh
Bà Bùi Thị Hoa
Nhưng thực tế, người Việt và Khmer Krom đào thóat từ Việt Nam vì nguyên nhân đấu tranh cho nhân quyền, sắc tộc tôn giáo hoặc tham gia các hoạt động chính trị đều được chính quyền địa phương theo dõi.
Ngoài ra, họ chưa được đáp ứng đầy đủ về quyền con người. Nó bao gồm không phân biệt đối xử, quyền của phụ nữ, xét xử công bằng, quyền giáo dục, quyền làm việc, quyền tự do biểu đạt…v.v.
Ông Nguyễn Duy Đường, Chủ tịch Hội Tín nhân Quốc tế tại Campuchia chia sẻ: “Người Việt không có an toàn cá nhân bằng người Campuchia. Bởi vì khi một sự việc xảy ra thì bên chính quyền sẽ xử ép mình hơn cả người Campuchia. Người Việt đi làm thuê, sau một tuần được phát tiền khi họ bị công an địa phương bắt, xét lấy hết tiền. Người Việt Nam không biết thưa kiện ai. Trong vấn đề làm ăn, người Việt thường chịu thiệt thòi. Người chủ tốt thì ta trả tiền, còn người chủ không tốt, không trả tiền mình thì mình cũng không làm được gì họ. Bởi vì mình thưa kiện ra chính quyền thì không thể nói chuyện với ai được. Cái này là tình trạng thực tế của người Việt sống tại Campuchia rất phức tạp.”
Tất cả người nước ngoài đều có thể nhập quốc tịch theo Hiến pháp hiện hành. Ví dụ, người Việt có gia đình người Campuchia thì họ có quyền nhập quốc tịch. Nhà đầu tư lớn, có công xây dựng phát triển đất nước cũng có thể nhập tịch...
Ông Khieu Sopheak, Bộ nội vụ
Trong khi đó, ông Trần Văn Thông, Tham tán phụ trách chính trị, đối ngoại và là người phát ngôn của Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh cho RFA biết:
“Nhà nước Việt Nam và các tổ chức của Việt Nam đều quan tâm chung đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Riêng đồng bào ở Campuchia thì cũng không có chính sách gì cụ thể nhưng trong chính sách chung thì Nhà nước VN đều quan tâm. Đồng thời, động viên bà con cố gắng hòa nhập, và chấp hành luật pháp Campuchia.
Chính phủ VN và CPC đã và đang đàm phán để giải quyết các giấy tờ địa vị pháp lý cho bà con người Việt và Khmer Krom lên sống tại đây đúng theo luật pháp quốc tế và Hiến pháp Campuchia. Vừa qua, các cơ quan chức năng cũng quan tâm nhiều, trong thời gian tới sẽ tiếp tục thảo luận với tinh thần đoàn kết và phù hợp với luật pháp CPC-VN để giải quyết các chế độ chính sách cho bà con có địa vị pháp lý phù hợp và yên tâm cuộc sống làm ăn.”
Có ý kiến cho rằng nay có đến 4,5 triệu người Việt và hơn 1 triệu người Khmer Krom đang sống hợp pháp và bất hợp pháp tại Campuchia. Nhìn vào số liệu đó, chắc hẳn người ta nghĩ ngay đến việc do Việt Nam thiếu việc, và các chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài không sử dụng lao động địa phương.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người Việt và Khmer Krom trốn sang Campuchia vì bị chính phủ đuổi bắt do đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và tự do báo chí.

Ngoài ra, nếu Campuchia không quan ngại Việt Nam lợi dụng chính trị bằng cách nới lỏng luật pháp để người Việt đổ xô vào sống tại Campuchia, đảng phái chính trị Campuchia không đem vấn đề người Việt ra kích động phân biệt chia rẽ, người Khmer Krom không tham gia các hoạt động chính trị với đảng đối lập để chống đối đảng của Thủ tướng Hun Sen và chính phủ Việt Nam, thì họ sẽ được hưởng các quyền cơ bản như công dân bản xứ.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-khe-kro-discriminate-12082013064016.html

Tuesday, November 19, 2013

Niềm vui từ bộ đồng phục mới

Mới hôm qua đến lớp học của trường Tín Nhân Tỉnh Xiêm Riệp, thấy các em học sinh còn những bộ quần áo cũ kỹ, dơ bẩn, nhếch nhác. Nhìn qua ai cũng biết đây là lớp học của con nhà nghèo. Vậy mà hôm nay tới thăm lớp có ai biết được các em là con nhà nghèo đâu!

Số học sinh được nhận đồng phục đợt I
do sự bảo trợ của ông Nguyễn Văn Lộc ở Úc Đại Lợi
Với bộ đồng phục màu xanh lá cây đều đặn, trông thật đẹp mắt, mặt em nào cũng tươi tắn, tự tin hơn thật nhiều. Đó là nhờ có những tấm lòng hảo tâm đến với các em. Các em như những cây non của tương lai. Các em đang lớn dần cả thể xác lẫn tâm hồn.
Aó xanh lá cây một màu xanh của đất mà tạo hoá đã ban cho, muốn nhân loại phải gìn giữ. Quần màu xanh nước biển. Quần và áo của các em kết hợp hài hòa giữa đất và biển, tương lai đang chờ đón các em, một tương lai trong sự công bình mà nhân loại đang hướng tới. Thấy các em vui, thấy các em đẹp, mỗi thành viên trường Tín Nhân ai ai cũng như thêm sức mạnh. Sức mạnh cũng như trách nhiệm mà các mạnh thường quân từ khắp bốn phương đã giao cho.

Friday, October 11, 2013

Thời gian trôi qua: Vui ít, buồn nhiều!

Thấm thoát mới đó mà lớp học của trường Tín Nhân ở tỉnh Xiêm Riệp đã khai giảng được bốn tháng rồi. Một phần ba năm trời đã trôi qua với bao niềm vui, nỗi buồn trộn lẫn với nhau. Vui ít, buồn nhiều. Buồn cho thực tế cuộc sống của người dân chúng ta ở xứ Chùa Tháp này.
 Cảnh một phụ nữ Việt đi thu lượm ve chai ở Siêm Reap
Mấy chục năm qua chưa thấy ai quan tâm, lo lắng gì cho họ. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác lưu lạc xứ này nhưng cuộc sống của đa số vẫn vậy. Từ thời xưa cho đến bây giờ, hầu hết phải làm lụng quần quật, lam lũ nhọc nhằn mà chẳng có đủ được cái ăn, cái mặc. Gia đình nào cũng muốn được an cư lạc nghiệp nhưng ít ai ở đâu được lâu. Có công việc làm mướn được vài tháng rồi hết, phải đi sang vùng khác. Nhưng đi lại thì nơm nớp lo sợ vì giấy tờ hợp pháp không có. Lo sợ nhất là nền chính trị thay đổi. Nếu nhà cai trị mới có chính sách ngược đãi người Việt thì họ sẽ đi đâu, về đâu? Đã nghèo mà lại không yên ổn mần ăn, thì làm sao cuộc sống của họ khỏi nghèo sao được. Cha ông ta có câu: An cư mới lập nghiệp. Nhưng nơi ở không an tâm, làm sao lập nghiệp mần ăn. Có người vô tình hỏi sao các anh chị không về xứ đi? Về xứ ư? Xứ ở nơi nào? Quê ở đâu? Xứ tôi đầy kẻ ác! Quê Tôi đầy bóng giặc. Chúng tôi về đó còn khó khăn làm ăn hơn là ở cái xứ nghèo này.

Wednesday, September 18, 2013

Xin tiếp tục đồng hành với những đứa trẻ xấu số đáng thương này!


Chúng tôi những người Việt Nam sa cơ thất thế, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều chung mục đích: mong được thay đổi cuộc sống cho bản thân, gia đình vợ con, một tương lai được tốt đẹp hơn cho cái mà cuộc đời mỗi người đã từng gặp phải.
Rời quê cha đất tổ ra đi, ấm ức trong lòng bao nỗi đau... nỗi đau riêng, nỗi đau chung... như bao lần tôi đã từng than thở cùng bạn bè: Rời cánh tay mẹ cuộc đời con nó bơ vơ lắm, khi xung quanh con người ta sống hoàn toàn dựa trên đồng tiền và quyền lực, ước gì con có một đôi cánh, con sẽ bay về sà vào vòng tay mẹ, để rồi khóc nức nở, khóc đến lúc nào con không còn nước mắt nữa, lúc tỉnh dậy con sẽ được yêu được ghét, được hưởng tất cả những gì con ước mơ.

Thursday, September 12, 2013

RFA: Trường dạy 3 sinh ngữ, Việt, Anh và Khmer cho trẻ nghèo VN tại Seam Reap

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-09-12

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trường Tín Nhân Quốc Tế ở Xã Diệu, thành phố Seam Reap
Trường Tín Nhân Quốc Tế ở Xã Diệu, thành phố Seam Reap
Rhio-school.net
Bồ Rây Siêng Năm thuộc ấp Kha Na, Xã Diệu, thành phố Seam Reap, chỉ cách khu đền cổ Angkor Wat nổi tiếng của Seam Reap khoảng 3 cây số, là một vùng nghèo có đông bà con lao động người Việt . Trẻ con Việt ở Bồ Rây Siêng Năm phần lớn thất học, cha mẹ thì không có giấy tờ hợp lệ nên không được coi là công dân Xứ Chùa Tháp.
Trường Tín Nhân Quốc Tế
Tháng Sáu vừa qua, một ngôi trường mới có tên Tín Nhân Quốc Tế bắt đầu mở lớp dạy chữ Việt, chữ Khmer và Anh ngữ vỡ lòng cho 45 trẻ em người Việt mọi lứa tuổi, gồm 23 nữ, 22 nam. Đây là những em có hoàn cảnh và điều kiện sống lam lũ, nghèo khó, cơ cực như cha mẹ của chúng.
Bỏ công bỏ của và đứng ra xin phép lập trường Tín Nhân Quốc Tế từ năm 2009 là một người Việt gốc Nghệ An, làm nghề xây dựng ở Bồ Rây Siêng Năm, ông Nguyễn Duy Đường, với sự trợ giúp của một viên chức chính phủ và một số luật sư ở Battambang, cùng sự ủng hộ tinh thần lẫn vật chất của ông Nguyễn Công Bằng, Việt kiều Mỹ.
Vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại từ giấy phép, mời thấy giáo và cô giáo, cho đến những vấn đề phải giải quyết quanh việc dựng một ngôi trường, tháng Năm 2012 trường được giấy phép khởi công, hoàn thành mấy tháng sau đó nhưng chỉ chính thức khai trường ngày 3 tháng Sáu năm nay:
Kẹt là thầy giáo cô giáo tiếng Việt hơi khó một chút, còn thầy giáo cô giáo người Kampuchia thì bên luật sư người ta bàn với bên Sở Giáo Dục cho thầy cô giáo bên trường Kampuchia qua tiếp dạy chữ Kampuchia. Cái này là có nhà nước Kampuchia cho phép đàng hoàng, thủ tục thì bên luật sư người ta chạy.
Một trường học cho vùng nghèo có nhiều người Việt ở Kampuchia không phải điều dễ dàng, phương chi trường đó do tư nhân lập ra. Từ sáu bảy năm nay, tại vùng Biển Hồ ở Seam Reap, đã có một trường học tiếng Việt do một đơn vị ở Việt Nam là Quân Khu 7 đảm trách với gần ba trăm học sinh người Việt. Thanh Trúc đã nhìn thấy trường này trong một lần đi công tác ở Biển Hồ năm 2006.
Vợ tôi cũng đồng ý là mình tự bỏ tiền ra trước, kết hợp với anh Bằng giúp bao nhiêu thì giúp. Ngay từ đầu, từ bữa 3 tây, là bắt đầu thực hiện luôn cho các em có buổi cơm trưa. Tôi cũng mừng là được vợ tôi hiểu ý, thông cảm và cố gắng hết sức mình
anh Nguyễn Duy Đường
Tại vùng Bồ Rây Siêng Năm ở dưới này của Seam Reap, anh Nguyễn Duy Đường kể, trước đó cũng đã có một trường khá lớn do Hội Việt Kiều, kết hợp với lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang, xây lên sau khu chợ Bồ Rây Siêng Năm mà đến giờ vẫn chưa thấy hoạt động. Còn trường Tín Nhân Quốc Tế nằm trên đường số 10 của Bồ Rây Siêng Năm mở cửa được là vì:
Một lớp học của Trường Tín Nhân Quốc Tế ở Xã Diệu, thành phố Seam Reap. Rhio-school.net
Một lớp học của Trường Tín Nhân Quốc Tế ở Xã Diệu, thành phố Seam Reap. Rhio-school.net
Sau khi anh Bằng qua tham quan, biết tôi đã xin giấy phép rồi bàn ghế của tôi có sẵn hết mà tôi thực hiện không được vì không có tiền hàng tháng trả lương cho thầy cô quá nhiều cho nên anh Bằng thúc dục tôi cố gắng thực hiện rồi tiền thầy cô thì anh sẽ cố gắng tài trợ. Lúc đầu tính toán , vì mình làm nghề xây dựng làm sao hiểu bên trường học bao nhiêu, cho nên cách sắp xếp tổ chức nó bị quá tải, tức là chi phí hơi nặng hơn cái dự toán tất nhiều.
Thêm một phần nữa là các em ở xa khu vực, đi học buổi sáng mà trưa về, rồi chiều lại học rồi tối về, thì rất gặp khó khăn, cho nên anh Bằng cũng đặt vấn đề. Tôi về nói với vợ tôi thì vợ tôi nói rằng không có buổi cơm trưa thì cũng tội các em thiệt, khó khăn cho gia đình, đưa các em đi tới đi lui cả một vấn đề thời gian. Vợ tôi cũng đồng ý là mình tự bỏ tiền ra trước, kết hợp với anh Bằng giúp bao nhiêu thì giúp. Ngay từ đầu, từ bữa 3 tây, là bắt đầu thực hiện luôn cho các em có buổi cơm trưa. Tôi cũng mừng là được vợ tôi hiểu ý, thông cảm và cố gắng hết sức mình.
Trẻ em nghèo Việt Nam và những tệ nạn xã hội
Vẫn biết giáo dục không phải một sớm một chiều mà được vì đó là một công việc đòi hỏi thiện chí, sự liên tục, lòng kiên nhẫn và ý chí bền bỉ trong hoàn cảnh sống bất ưng qua ngày đoạn tháng của những người Việt trôi nỗi lên tận vùng Bồ Rây Siêng Năm của Seam Reap, anh Nguyễn Duy Đường chia sẻ tiếp, nhưng nếu không tạo điều kiện cho trẻ đi học thì chẳng khác nào tiếp tay hoặc làm ngơ cho những tệ đoan xã hội nảy sinh từ cái nghèo, cái khó và sự rãnh rỗi:
Không đi học thì các em sẽ vô công rỗi nghề, mà vô công rồi nghề thì đi lượm ve chai, lượm ve chai không có thì bắt đầu sinh ra ăn cắp vặt. Đây là một thực tế không thể dấu được mà chính quyền địa phương cũng không quan tâm tới, bởi vì là người Việt Nam cho nên người ta cho mình là những người ngoài sổ. Ở đất nước này nó đỡ một cái là nó thể hiện quyền tự do của con người chứ mà nó lại kẹt một vấn đề là không quản lý được tệ nạn xã hội chặt chẽ lắm.

Từ trái em Phụng 12 tuổi, em Tý 12 tuổi, em Min 7 tuổi và em Thu 14 tuổi
Từ trái em Phụng 12 tuổi, em Tý 12 tuổi, em Min 7 tuổi và em Thu 14 tuổi

Không đi học thì các em sẽ vô công rỗi nghề, mà vô công rồi nghề thì đi lượm ve chai, lượm ve chai không có thì bắt đầu sinh ra ăn cắp vặt. Đây là một thực tế không thể dấu được mà chính quyền địa phương cũng không quan tâm tới, bởi vì là người Việt Nam...
anh Nguyễn Duy Đường
Một số em thì ăn cắp vặt, một số em thì bị lạm dụng công sức, chưa đủ tuổi lao động vẫn phải đi làm kiếm ăn bởi cha mẹ nghèo, rồi có cả tình trạng là cha mẹ phải bán con mình ở đợ cho người ta giống thời phong kiến mà chị Dậu đi bán con vậy, tình trạng đó rất nhiều.
Một vấn đề lớn nữa là các em vừa đến tuổi vị thành niên là bị bán đi cho các điểm mãi dâm hoặc các quán cà phê. Các em nhỏ thiệt nhỏ thì tôi chưa biết, chứ cỡ 16, 17 tuổi là hầu hết các em đi vào các chỗ làm gái không, nói thẳng là vậy đó. Cái này thì mình rất xấu hổ, mình là người Việt Nam mà thấy con em Việt Nam làm những điều như vậy thì mình đau lòng cho bản thân mình rồi còn đau lòng cho các em nữa.
Seam Reap nói riêng và Kampuchia nói chung, dưới mắt anh Nguyễn Duy Đường, là một đất nước nghèo, người Việt không vốn liếng không chữ nghĩa sang đây tá túc thì cầm chắc là bị cái nghèo đói lạc hậu theo đuổi suốt đời:
Xứ này là một xứ nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp thì không phát triển, nhà máy công xưởng không có mà chủ yếu là các ông chủ giàu có cất các công trình nhà cửa để bán hoặc là các nhà hàng khách sạn để kinh doanh. Các em đi làm mướn mà tuổi nhỏ thì, như tôi làm xây dựng mà tôi đâu dám mướn các em dưới 18 tuổi đâu bởi vì sẽ bị nhà nước nói là mình sử dụng người chưa đủ tuổi lao động, cho nên cũng rất khó khăn ở chỗ này, nhất là các em gái từ 16 đến 18 hầu hết bị dính vào quán cà phê, quán gái.
Rất nhiều cha mẹ khó khăn, không việc làm, nhà thì mướn, điện nước cũng phải trả. Tiếng cái nhà chứ đó là những tấm che, những miếng mủ hoặc những tấm liếp, che lại cho nó khỏi mưa khỏi gió khỏi nắng vậy thôi. Mưa xuống một hồi ngập thì trong nhà cũng như ngoài sân thôi, coi như cái sự ô nhiễm môi trường 100% luôn chứ đừng nói là chút đỉnh. Thực tế cuộc sống của người dân Việt ở đây, mà chính một số anh chị bên đó du lịch qua Angkor hoặc một số vùng khá khá chút vậy thôi, chứ mà đi sâu vào thực tế như anh Bằng là tôi dẫn đi các khu vực đó thì anh phải rớt nước mắt khi thấy cảnh dân mình phải sống như vậy.

Cảnh một khu phố người Việt mướn để tạm cư sinh sống ở Siem Reap
Cảnh một khu phố người Việt mướn để tạm cư sinh sống ở Siem Reap (Web Trường Tín Nhân Quốc Tế - Rhio-school. net)

Ở đó, Seam Reap, có Hội Việt Kiều là một tổ chức rất thân cận với lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang, mà người Việt có thể trông chờ sự giúp đỡ:
Tôi cũng nói thiệt là Lãnh Sự Quán hay Đại Sứ Quán, có đủ điều kiện pháp luật trong tay, có quan hệ lớn với nhà nước, chỉ cần giúp cho dân Việt Nam đây hợp thức hóa vấn đề pháp lý tức là trở thành công dân thực sự, là tạo điều kiện cho họ trong cuộc sống. Nhưng mà các anh trong Lãnh Sự Quán cũng nói thẳng với tôi đó là việc lớn của nhà nước, không thể trả lời được.
Chính vì thế, anh Nguyễn Duy Đường khẳng định, khả năng trước mắt, tuy hạn hẹp nhưng cần thiết, là đưa các em đến trường để học cho có cái chữ. Với anh, giáo dục không phải là giải pháp nhất thời nhưng là cứu cánh cho tương lai, chỉ có chữ nghĩa và sự hiểu biết mới giúp trẻ nghèo ở Bồ Rây Siêng Năm nhìn xa, trông rộng và tìm cách vươn lên khỏi cuộc sống không có ngày mai:
Một vấn đề lớn nữa là các em vừa đến tuổi vị thành niên là bị bán đi cho các điểm mãi dâm hoặc các quán cà phê. Các em nhỏ thiệt nhỏ thì tôi chưa biết, chứ cỡ 16, 17 tuổi là hầu hết các em đi vào các chỗ làm gái...Cái này thì mình rất xấu hổ, mình là người Việt Nam mà
anh Nguyễn Duy Đường
Tức là trường này, bỏi vì tôi biết tôi sẽ nhận một số học sinh Việt Nam vào, mà phần nhiều học sinh Việt Nam không có giấy khai sanh hay giấy tờ gì hết, thì một cách là mình làm một cái hồ sơ giống như lý lịch của các em vậy. Nhờ đó mà các em bắt đầu vào học thì được sự chấp nhận của nhà nước giống như các trường nhà nước khác. Tức là học Lớp Một vẫn được giấy chứng nhận Lớp Một. Nhất là những em học chuyển cấp, đến Lớp Năm chẳng hạn, thì các em sẽ được giấy chứng nhận Lớp Năm. Không theo học trường này nữa thì từ Lớp Năm chuyển qua Lớp Sáu trường nhà nước thì các em sẵn sàng được vào các trường nhà nước khác. Đây là một cách tính toán đặng chuyển cho các em không giấy tờ vẫn vào học ở các trường nhà nước gần nhà trong tương lai. Nhưng mà trước mắt các em phải tham gia học trường này ít nhất cũng phải hết Lớp Năm thì mới có thể chuyển qua trường Cấp Hai để học ở trường nhà nước khác được.
Trong giai đoạn đầu, trường Tín Nhân Quốc Tế chỉ có trình độ Lớp Một tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Khmer cho tất cả các học sinh:
Tại vì nó không từng được đến trường, 10, 11, 12, 13 tuổi mà có đưa nào được đến trường đâu, thành ra nó cũng không biết nói chuyện sao hết, hỏi tới cha mẹ làm gì nhiều đưa cũng không biết. Bị cha mẹ có khi bỏ đi làm ăn xa, để lại cho ngoại nuôi thì cũng không biết cha mẹ tên gì, họ tên cũng không biết, nó khó ở chỗ đó.
Tôi đang tìm cách để hoàn thiện thủ tục, và khi mà các em học năm nay là Lớp Một, nhưng mấy năm nữa nó lên tới lớp mấy rồi thì phải có giấy tờ chứng nhận cho các em bởi vì hội của tụi tôi được cấp giấy phép ngang hàng với một trường nhà nước.
Học sinh trường Tín Nhân Quốc Tế
Điển hình như Thu, 14 tuổi, mồ côi mẹ, cha lấy vợ khác, dì ghẻ không cho em đi học:
Thu: Trường này sáng thứ Hai với thứ Ba học tiếng Anh với tiếng Miên
Thanh Trúc: Có học tiếng Việt không em?
Thu: Có, thứ Tư mới học. Em cũng vui tại từ hồi đó tới giờ đâu có đi học.
Thanh Trúc: Nếu như em không đi học, bây giờ em 14 tuổi, rồi lớn chút nữa thì em làm gì?
Thu: Đâu có làm gì đâu, chị bán cà phê thì làm tiếp bả, rửa chén, rửa ly, lau bàn tiếp bả. Chổ con đưa bằng con là nó đi học tiếng Miên không hà.
Thanh Trúc: Lớn lên em thích làm cái gì?
Thu: Lớn lên em thích làm ở công ty.
Chan Thu: Con tên là Chan Thu, con 12 tuổi, ba con làm thợ mộc, con có 5 chị em, má chết rồi. Ba con cho lại học ở đây tại ở đây có chữ Việt, chữ Miên với chữ Ang Lê, thấy cũng vui.
Thanh Trúc: Hồi trước em có học tiếng Việt rồi đánh vần tiếng Việt không?
Chan Thu: Không, tại ở đây không có ai dạy chữ Việt.
Thanh Trúc: Mấy anh chị lớn của Chan Thu làm cái gì?
Chan Thu: Chị con bán cà phê, anh của con làm thợ mộc với ba con. Ở trường này con học thấy vui tại ở đây có bạn nhiều.
Tý: Con tên Tý, 12 tuổi, con trai.
Thanh Trúc: Tên thiệt của Tý là gì?
Tý: Cũng tên Tý . Hồi lúc ông ngoại còn sống ông ngoại cho đi học, bây giờ ông ngoại chết bà ngoại cho ở nhà coi nhà.
Thanh Trúc: Tý có thích đi học không?
Tý: Thích, tại vì đi học nó vui, học rồi biết chữ với người ta.
Hòa: Con tên Hòa, 10 tuổi, học Lớp Một
Thanh Trúc: Sao 10 tuổi mà mới học Lớp Một vậy Hòa?
Hòa: Con không biết…
Bốn mươi lăm học sinh Việt trong trường Tín Nhân Quốc Tế được anh Nguyễn Duy Đường gọi một cách thân quí là 45 đứa con cùng màu da nước tóc với mình. Bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã trợ giúp mình dựng trường, anh thổ lộ:
Tôi quen sống cảnh nghèo, tôi là dân Nghệ An, xứ sở nghèo nhất của đất Việt mà ở đó người ta rất hiếu học, cho nên khi tôi thấy các em không được đến trường thì tôi đau lòng trước hết. Tôi lại chịu khó chịu cực theo phong cách của dân Nghệ, chắt chiu chịu khó để có điều kiện mà giúp đỡ cho các em này, kèm theo đó thì được anh Bằng, nhà tài trợ đầu tiên nhất của nhà trường, đã giúp tụi tôi hàng tháng đủ chi phí trả tiền lương thầy cô, rồi thêm một chút đỉnh tiền ăn, tạm thời chưa có điều kiện để cho các em ăn ngon:
Có điều kiện thì tôi sẽ mở rộng trường lên Cấp Hai rồi Cấp Ba rồi lên Đại Họ chẳng hạn. Bởi vì trường của tôi hiện nay nằm trong khu vực của Đại Học mà chính anh chủ khoa có đồng ý là tôi còn mở được một khoa bên trường đại học của ông nữa
anh Nguyễn Duy Đường
Những bữa ăn trưa ngon lành và đủ chất cho các cháu là ước mong của anh Đường, còn hiện tại chỉ là những buổi ăn cho khỏi xót dạ mà thôi. Chưa hết, một nỗi lo khác đang kéo tới, yêu cầu của Sở Giáo Dục cho các em mặc đồng phục:
Bên Sở Giáo Dục người ta đặt vấn đề đồng phục, nếu may cho mỗi em một bộ đồ, 45 em hết gần 1.000 đô nhưng tôi cũng chưa có ngân quĩ này, cũng cả một vấn đề khó khăn. Tôi không có bằng cấp của Kampuchia, không thể đứng làm hiệu trưởng được thì tôi phải sử dụng anh hiệu trưởng của trường Đại Học Angkor Bồ Rây qua làm hiệu trưởng bên đây thì cũng phải có thù lao cho anh .
Trước đây, lúc mới ra thì một cô dạy chữ Việt, một cô dạy chữ Kampuchia và một thầy dạy tiếng Anh. Sau đó tôi kiếm được một cô giáo vừa dạy tiếng Kampuchia vừa dạy tiếng Anh thì bớt được một chi phí. Dạy tiếng Việt thì vẫn một thầy người Việt Nam. Trong quá trình thực hiện thì thực sự mà nói tài chánh vẫn còn rất khó khăn.
Khó khăn và trở ngại mấy cũng không ngăn được giấc mơ cao mơ xa của người sáng lập trường Tín Nhân Quốc Tế, gọi theo tiếng Anh là Reliance Of Humanity International Organisation với ba ngôn ngữ được dạy:
Có điều kiện thì tôi sẽ mở rộng trường lên Cấp Hai rồi Cấp Ba rồi lên Đại Học chẳng hạn. Bởi vì trường của tôi hiện nay nằm trong khu vực của Đại Học mà chính anh chủ khoa có đồng ý là tôi còn mở được một khoa bên trường đại học của ông nữa. Cái này là cái thuận tiện cho tôi rất nhiều trong vấn đề phát triển ngành giáo dục cho con em mình.
Đó là câu chuyện về trường Tín Nhân Quốc Tế ở vùng Bồ Rây Siêng Năm của thành phố Seam Reap, tỉnh Seam Reap. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc hẹn lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Thursday, August 29, 2013

Xin giúp tôi dạy cho 45 đứa con biết "cái chữ"


Trường Tín Nhân Quốc Tế RHIO chính thức hoạt động kể từ ngày 03/06/2013, đặt tại số 4 đường số 10 khu vực Bồ Rây Siêng Năm, thuộc ấp Kha Na, xã Xiệu, thành phố Xiêm Riệp, tỉnh Xiêm Riệp, nước Cambodia. Hiện nay, tổng số có 45 em học sinh: nữ 23 em, nam 22 em. Mỗi em có một điều kiện hoàn cảnh khác nhau, song cái chung đều là con em gia đình lao động nghèo khó. Điển hình như :
-          Em Ngô Thị Thu năm nay đã 14 tuổi mà chưa bao giờ được đến trường vì hoàn cảnh của em thật nhiều éo le: Mẹ chết, Cha bước thêm bước nữa, để lại hai chị em. Người chị năm nay đã 18 tuổi, làm mướn trong một tiệm bán cà phê, không đồng lương nhưng cả hai chị em đều được chủ nuôi cơm, cho nơi ở tạm. Lúc đầu em Thu ở với cha và mẹ ghẻ, nghe tin tại Bồ Rây Siêng Nam có lớp học từ thiện dạy học không thu lệ phí, em xin cha và mẹ ghẻ được đến trường song bị từ chối. Thấy em mình hiếu học người chị thương em đã dẫn em về sống cùng ở quán cà phê. Hai chị em đi bộ đến trường xin cho Thu vào học. Vì sợ em đã lớn tuối nhà trường không nhận bắt buộc hai chị em phải nói dối Thầy Cô là năm nay em Thu mới 12 tuổi.

Tuesday, August 13, 2013

Hoàn cảnh người Việt trên Xứ Chùa Tháp


Cảnh một khu phố người Việt mướn để tạm cư sinh sống ở Siem Reap
Hải ngoại - hai từ tiếng Việt gọi chung cho các nước không phải là Việt Nam. Với hai từ này, người dân chúng tôi thường có lòng thiện cảm. Hai từ đó đồng nghĩa với những người Việt Nam được sống trên một đất nước phát triển văn minh, với nền khoa học tiên tiến hiện đại, và tất nhiên là với một cuộc sống phong phú của loài người.

Wednesday, August 7, 2013

Một góc thực tế cuộc sống của người Việt ở Xứ Chùa Tháp



Chị Diệp bên chiếc xe mưu sinh của gia đình
Chị Điệp năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhìn khuôn mặt sạm đen thì đã biết rằng chị là một phụ nữ dầu dãi nắng mưa cả cuộc đời cùng chồng nuôi năm đứa con. Khả năng gia đình không đủ để mướn chỗ mở quán, chị phải đóng một xe đẩy bán nước ngọt cà phê theo dọc các điểm có người qua lại ở chợ Sa-lơ, trên quốc lộ 6 … Vậy mà đã rau cháo nuôi năm đứa con khôn lớn nay các con đã trưởng thành: hai đứa con trai có vợ, ba đứa con gái cũng lấy chồng và chị đã có 6 đứa cháu nội ngoại.

Saturday, August 3, 2013

Cuộc phát gạo từ thiện ngày 1-3/8/2013 tại Siem Reap



Tổng cộng 1.500kg gạo ngon được phát cho:
     - 36 gia đình nghèo khó đang sống tạm bợ trên các chiếc ghe cũ kỹ trên Biển Hồ (tỉnh Siem Reap)
     - 22 gia đình lao động nghèo đang sống ở khu phố mướn sau chợ Sa-Lơ
     - 28 gia đình lao động nghèo khó trong khu Borei Siang Nam,
     - và bao gồm 200kg gạo cho nhà bếp lớp học của các em học sinh nghèo (buổi cơm trưa).
.......................
Ngân khoản mua gạo và chi phí vận chuyển được sự bảo trợ của một vị ân nhân ẩn danh ở miền Bắc California.
Ba buổi phân phối gạo được thực hiện bởi các anh chị em: Câu lạc bộ Hoa-Mai, Hội thiện nguyện R.H.I.O., và một số thiện nguyện viên.

CHÂN THÀNH CẢM ƠN TẤM LÒNG NHÂN TỪ CỦA MTQ ẨN DANH

Tuesday, July 23, 2013

RFA: Người Việt sống bất hợp pháp ở Campuchia sẽ bị trục xuất?

 Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2013-07-22
Biện pháp siết chặt quản lý người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Campuchia, trong đó có người Việt, được đem ra bàn luận sau khi lãnh tụ đảng đối lập trở về. Quan chức cao cấp thuộc đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen cho biết trong nhiệm kỳ mới, chính phủ sẽ thẳng tay trục xuất người nhập cư bất hợp pháp. Số phận người Việt sống bất hợp pháp tại Campuchia sẽ ra sao?

Wednesday, July 17, 2013

Hội R.H.I.O. trân trọng cảm ơn:


Hội R.H.I.O. trân trọng cảm ơn sự yểm trợ nhiệt tình của quý Mạnh thường quân sau đây:
(ghi theo thứ tự thời gian nhận được ngân khoản)
 
01-Nov-13 Lê Văn Trinh Atlanta, Georgia - USA
18-Oct-13 Nguyễn Q. Đan San Mateo, California - USA
15-Oct-13 Tưởng Năng Tiến San Jose, California - USA
07-Oct-13 Qasim Champa Tu Corona, California - USA
27-Sep-13 Nguyễn Văn Lộc Australia
17-Sep-13 Huỳnh Công Tử Houston, Texas - USA
15-Sep-13 Tưởng Năng Tiến San Jose, California - USA
05-Sep-13 Ngô Thị Hiền Virginia - USA
26-Jul-13 Trần T. Đông Melbourne - Australia
20-Jul-13 Tưởng Năng Tiến San Jose, California - USA
15-Jul-13 Nguyễn Văn Huyền Houston,Texas - USA
15-Jul-13 Nguyễn Tiến Triển Houston,Texas - USA
15-Jul-13 Lâm Hảo Dũng Vancouver B.C., CANADA
15-Jul-13 Dương Văn Hoanh Houston, Texas - USA
04-Jul-13 Lê Danny Orlando, Florida - USA
04-Jul-13 Nguyễn Quang Trung Houston, Texas - USA
29-Jun-13 Hoa-Mai Club Houston, Texas - USA
27-May-13 Hoa-Mai Club Houston, Texas - USA
21-May-13 Hoa-Mai Club Houston, Texas - USA

Sự ủng hộ của Quý Vị cho ngân quỹ hoạt động của chương trình là một đóng góp thiết thực để duy trì phần nào văn hóa nước Việt ở xứ người.
Thay mặt cho gia đình các trẻ thơ, chúng tôi chân thành ghi nhận và tri ân.
Biên nhận sẽ được gửi trực tiếp đến từng vị Mạnh Thường Quân.
Ban Giám Đốc Hội R.H.I.O.



Wednesday, July 3, 2013

Thăm xóm "Ép-Chai" và gia đình các em học sinh nghèo ở Siem Reap



Một phần buổi thăm viếng và cứu trợ 22 gia đình đồng bào nghèo sống bằng nghề thu mua phế liệu tại thành phố Siem Reap (Cambodia). Trong số này, có 15 trẻ em đang theo học tại lớp học của Hội R.H.I.O.

Monday, July 1, 2013

Thư ngỏ kính gửi Bà Con người Việt ở khắp nơi


Thành phố Xiêm Riệp – Cambodia ngày 30 tháng 06 năm 2013

Kính gởi: Quý vị có lòng nghĩ đến người Việt và chữ Việt trên thế giới.
Thưa Quý Vị,
Sanh ra trong cuộc đời của mỗi con người ai, ai cũng muốn thảnh thơi an nhàn, với cuộc sống đầy đủ về mọi lãnh vực, vật chất cũng như tinh thần. Chính vì thế mà có hàng triệu con người đã phải rời bỏ nơi chôn nhao cắt rốn để đến xứ người làm ăn sinh sống.
Trong số hàng triệu con người đó, đa số may mắn đến được nơi xứ sở văn minh, có khoa học và nền kinh tế xã hội phát triển. Nhờ đó, họ được đáp ứng đầy đủ về mọi mặt. Nhưng đáng thương thay cho những mảnh đời nghiệt ngã dạt về nơi xứ Chùa Tháp này. Từ đời Ông sanh ra đời Cha cho đến kiếp này… làm gì họ được biết đến trường học, cái chữ… chứ đừng nói gì đến khoa học, văn minh. Cuộc sống hàng ngày họ cứ phải vật lộn thường xuyên với miếng cơm manh áo một cách vất vả mà vẫn không đủ sống. Cũng một kiếp người sanh ra, đâu ai muốn cho mình gặp đau khổ, song đau khổ nó cứ đến với họ…

Friday, June 7, 2013

Dạy học ở Cambodia: Khó khăn ban đầu


 Lớp Anh Ngữ trong ngày làm quen với lớp (07-06/2013)
Sau một tuần nhận học sinh và khởi đầu chương trình làm quen với lớp học, tôi nhận thấy ngay được một số điểm đáng mừng, và nhiều điểm đáng lo từ những đứa trẻ đang chập những bước vào đường học chữ trong “Chương trình Lớp Học 3 Ngôn Ngữ cho Trẻ Em Nghèo ở Cambodia”.

Monday, June 3, 2013

Những bộ bàn ghế thô sơ ngày chuẩn bị khai giảng


Với kinh phí thật giới hạn buổi ban đầu, Hội buộc lòng phải sử dụng số bàn ghế thô sơ được thành hình từ số sắt và những tấm ván ép còn dư lại từ các công trình xây dựng khác của anh Nguyễn Duy Đường.
Do góc cạnh những cái bàn và ghế lợp bằng ván ép này có nhiều dăm tự nhiên, có thể làm cho các em bị sướt, nên Hội đã tạm thời bọc các góc cạnh lại bằng Dutch Tapes.
Trông nghèo nàn nhưng cũng vui mắt. Quan trọng là tấm lòng cho nỗ lực này.
Hy vọng sẽ sớm có được những bộ bàn ghế "đúng tiêu chuẩn", đẹp mắt và an tâm hơn!

Saturday, June 1, 2013

Introduction about the 3-Plus Classes Program


Situation: Approximately 300,000 Vietnamese live legally in Cambodia, while the numbers of illegals is thought to be at least five times higher.  Many come to earn a living that is in reality substandard for any decent human.  Due to this situation many families cannot afford the tuition for their children to attend school.  Most children that do attend school, do so at the generosity of the teacher taking pity on these children, however this is the exception and not the rule. 
For the illegal families the situation is much worse.  Lacking proper IDs or nationality status, their children are force to forego school and enter the workforce for even lower wages.  The need for schooling is paramount for these kids to have a chance.  This program would implement a program to teach these children in Cambodian, Vietnamese, and English -- FREE OF CHARGE.
Goals:  To establish classrooms where the elementary classes would be free of charge for all impoverished families working in the cities, provinces and towns in the Kingdom of Cambodia  (CBD). With high expectations for the future, especially young Cambodian of Vietnamese descent, providing opportunities for attending secondary schools in the major provinces with scholarship assistance programs to those students that demonstrate the drive and aptitude to succeed academically.
Implementation Modalities:  Humanity International Organization (R.H.I.O.) is a non-profit organization that has officially granted permission by the government of the Kingdom of Cambodia.  It established in May of 2012 and is progressing to build and develop elementary schools that are teaching Cambodian, Vietnamese and English to students from first through fifth grade at no cost.  

The program has launched on June 2, 2013 in the area of Borey Sieng Nam in Siem Reap city. After the program is stable and supported from contributors, the development of a finance to ensure continued revenue, the program will move forward to open more classes in other regions.
Teaching Objectives:  The program aims to teach classes that will consist of three languages (Cambodian, Vietnamese, and English) and will provide mentors for each discipline.  This approach will provide these students with an added edge to enter the workforce of today’s global economy.  The classes are currently held on Monday – Saturday, three hours in the morning and three hours in the afternoon.
Campus Facilities:  Depending on the circumstances of each region, the size and form of the facilities will be determined at need.  Currently, a first grade classes are held in a townhouse unit that has been rented for the program.  As resources become available a more suitable location will be procured to enhance the student’s frame of mind in a better learning environment in the next 6 months.
Budget:  After the initial period of development the determined funds needed to operate the schools was established as follows:
Rent location + utilities
$300.00
3 teachers salaries
$450.00
Salary of babysitters before and after school
$100.00
Contract amount of shuttle for 15 children
$100.00
Lunch money for 40 children ($0.55 x 40 children x 24 days)
$480.00
Money to buy notebooks, pens, writing table, and so on.
$80.00
Office products, miscellaneous expenses…
$50.00
Total monthly cost:
$1,560.00
The expense for classes of next phrase would be lower since some expenses could be shared with the main facility.
The legal cost to establish RHIO is self-funded by the family of Mr. Y Doeur  - The Director of R.H.I.O..  The education budget for the preliminary period, June – September 2013 is sponsored by the Hoa-Mai Club.  Afterward progressive funding and financial support will come from potential donors and contributors from other countries and Cambodia.
R.H.I.O. is reaching out to potential contributors to help these disadvantaged families.  We hope you can contribute as much or as little as you can to help these children have a better chance in life through education.  A wise man once said,
"Give a man a fish, he eats for one day, but teach a man to fish and he will feed himself for the rest of his life”
Please feel free to contact R.H.I.O. if you require any additional information about our program.
You are welcome to visit our facility at:
Reliance of Humanity International School
Unit #JJ-4, Street #10, Borey Seang Nam
Siem Reap City, Siem Reap Province
Kingdom of Cambodia
_________________________________

Mr. Yi Doeur, Director
Mobile Phone: (855) 1267-5554
Email:   rhiodoeur@gmail.com
Blog:     http://www.rhio-kh.blogspot.com