Chúng tôi những
người Việt Nam sa cơ thất thế, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều
chung mục đích: mong được thay đổi cuộc sống cho bản thân, gia đình vợ con, một
tương lai được tốt đẹp hơn cho cái mà cuộc đời mỗi người đã từng gặp phải.
Rời quê cha đất
tổ ra đi, ấm ức trong lòng bao nỗi đau... nỗi đau riêng, nỗi đau chung... như
bao lần tôi đã từng than thở cùng bạn bè: Rời cánh tay mẹ cuộc đời con nó bơ vơ
lắm, khi xung quanh con người ta sống hoàn toàn dựa trên đồng tiền và quyền lực,
ước gì con có một đôi cánh, con sẽ bay về sà vào vòng tay mẹ, để rồi khóc nức nở,
khóc đến lúc nào con không còn nước mắt nữa, lúc tỉnh dậy con sẽ được yêu được
ghét, được hưởng tất cả những gì con ước mơ.
Đến đất Chùa Tháp mới đó mà đã ần 20 năm, hai mươi năm ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ được một cái vốn Mẹ cho đó là gần 20 năm ăn học. Lúc còn nhỏ Mẹ thường tâm sự với tôi: Mẹ nghèo, Mẹ không có gì để lại cho con, Mẹ chịu nắng mưa mà lo cho con ăn học, đólà cái vốn duy nhất Mẹ đã cho tôi. Cũng nhờ cái vốn liếng đó, trôi dạt đến xứ người, tập sự làm ăn. Được sự thương yêu của đồng loại, lại nhờ ở bản tánh chân thành, không tham lam của người khác, không biết lương lẹo, dan dối. Được sự dẫn lối soi đường của Đức Chúa Trời, tôi tương đối thành công trong cuộc sống: Có nhà, có xe như bao người sang trọng khác trong vùng.
Đến đất Chùa Tháp mới đó mà đã ần 20 năm, hai mươi năm ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ được một cái vốn Mẹ cho đó là gần 20 năm ăn học. Lúc còn nhỏ Mẹ thường tâm sự với tôi: Mẹ nghèo, Mẹ không có gì để lại cho con, Mẹ chịu nắng mưa mà lo cho con ăn học, đólà cái vốn duy nhất Mẹ đã cho tôi. Cũng nhờ cái vốn liếng đó, trôi dạt đến xứ người, tập sự làm ăn. Được sự thương yêu của đồng loại, lại nhờ ở bản tánh chân thành, không tham lam của người khác, không biết lương lẹo, dan dối. Được sự dẫn lối soi đường của Đức Chúa Trời, tôi tương đối thành công trong cuộc sống: Có nhà, có xe như bao người sang trọng khác trong vùng.
Nhưng Đức Chúa
Trời đã dạy rằng: Hãy yêu thương người lân cận, nhìn xung quanh tôi đếm không hết
bao người dân, lam lũ vất vả mà vẫn không đủ mà ăn, đi sâu tìm hiểu vấn đề mới
biết, có ai được học đâu, trong số những người xung quanh tôi có ai được học, được
đến trường đâu. Vì họ là người Việt Nam, họ trôi dạt qua đây không biết bao
nhiêu đời, những đứa con ghẻ này đâu có giấy tờ gì đâu để được đến trường ăn học,
cuộc sống lam lũ của những người không có cái chữ trong đầu cứ di truyền nhau từ
đời này qua kiếp nọ. Đến thăm những khu lao động nghèo này, bầy trẻ cứ nô đùa tự
nhiên như không có chuyện gì xảy ra cho tương lai ngày mai của chúng. Nước mắt
tôi rươm rướm trào ra. Phải làm gì bây giờ? Không có cách nào khác! Muốn thay đổi
cuộc sống cho các em, cho tương lai các em muốn xán lạn, chỉ một cách duy nhất
là: Đem con chữ đến cho các em, cái vốn để đổi đời trong nay mai cho các em, mà
Mẹ Tôi đã từng cho Tôi.
Nhận thấy được tầm
quan trọng của cái chữ, tôi bắt đầu hành độn. Tôi gặp anh Siêng Nam (một quan
chức có tiếng nơi xứ này) và đặt vấn đề với anh. Anh liền đồng ý. Anh còn điện
thoại cho văn phòng luật sư Pen Bul-Rít. Thế là có người giúp đỡ trong việc xin
gấy phép.
Tháng 5 năm 2012
cầm giấy phép trong tay, tôi cho thợ làm được 32 bộ bàn ghế. Tôi tính sử dụng
cái nhà kho để mở lớp học, dẫn thầy cô lại tham quan họ không đồng ý đứng dạy
nơi này, Thế là kế hoạch bị tạm ngưng lại.
Trung tuần tháng
4 năm 2013 được anh Bằng, một Việt kiều đang sống ở Mỹ ghé thăm, tôi đưa anh
coi giấy phép, dẫn anh đi tham quan nơi dự định mở lớp học, với bàn ghế tôi đã
sắm sẵn. Anh cảm thấy tiếc cho công sức của chúng tôi đã làm đến đó mà vẫn không
thực hiện được. Anh động viên khuyến khích tôi, biểu tôi tính toán chi phí.
Anh lên máy bay
về Mỹ rồi anh điện nhắn lại tôi, có thể mướn một căn phố được hay không ? Nếu
được anh sẽ quay lại trong tháng tới. Anh đi, tôi ở lại sắp xếp mọi vấn đề hoàn
tất, mướn một căn nhà, sắp xếp bàn ghế mua thêm cái bảng, bộ bàn ghế thầy cô
lên lớp. Thế là lớp học cho con em gia đình nghèo hiếu học được ra đời.
Anh Bằng quay lại
ngày 22/05 và lớp học chính thức khai giảng vào ngày 03/06/2013. Tôi và các đồng
sự hớn hở trong công việc của mình nhanh chóng đưa lớp học vào ổn định, 45 em học
sinhvui mừng vì đã được đi học như bao đứa bạn con người bản xứ, gia đình khá
giả ở vùng này. Gia đình các phụ huynh học sinh ai ai cũng tươi tắn vui như
ngày hội. Thầy cô hăng hái giảng bài, các em chăm lo học tập... Chỉ hơn 3 tháng
sau các em đã biết đọc biết viết sơ bộ của chữ Việt, Chữ Căm Pu Chia và chữ Anh.
Tôi khấp khởi mừng vui trong lòng. Niềm vui đến chưa được bao lâu, nỗi đau ập đến:
Anh Bằng bị kẻ xấu đón đường đâm vào ngực trái 3 nhát dao.
Ai đã tính giết
anh, giết anh để làm gì mà không nghĩ đến 45 đứa trẻ thơ sẽ bơ vơ không trường
để học con chữ hay sao? Thật chúng không còn là con người nữa! Được tin, tim
tôi như muốn ngừng đập. Song cũng may là có đức, mặc sức mà ăn. Anh không mất mạng
như dự tính của bọn mặt người dã thú. Anh kịp thời được đưa sang Mã Lai để chữa
trị. Sau đó, được đưa về Mỹ tiếp tục dưỡng thương.
Anh thoát chết và
phải ra đi, tôi thì chết lặng ở lại nơi này. Cố gắng lấylại bình tĩnh, tôi và
các đồng sự tiếp tục lo cho lớp học. Tổ chức họp phụ huynh học sinh, để trấn an
tinh thần, Song vẫn có nhiều người lo lắngcho ngày mai của các em... Anh đau về
thể xác, tôi đau hết cả tinh thần. Tôi như muốn quỵ xuống. Tôi hạ quyết tâm để
cùng công an sớm đưa vụ việc ra ánh sáng. Thật khó khăn đối tượng cầm đầu bọn
xã hội đen là một thành viên của hội Việt Kiều + Văn phòng lãnh sứ quán Việt
Nam đặt tại khách sạn Paradeese Angkor. Công an tỉnh Xiêm Riệp vướng phải vấn đề
ngoại giao của nhà nước cho nên vụ việc đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Bọn
ác gian thì nhởn nhơ, phụ huynh học sinh thì trong nỗi sợ, hoang mang. Ngân quỹ
của hội thì gặp khó khăn đủ bề. Không biết rồi đây, những người khác có tấm
lòng nhân hậu như anh Bằng có giám đến xứ này mà nâng niu giúp đỡ cho những đứa
trẻ con Việt Nam nghèo khó, xấu số này nữa hay không? Hỡi các mạnh thường quân,
các nhà hảo tâm! Xin đừng vì một chút tàn bạo của bọn chúng mà bỏ rơi các em
thơ vô tội này!
Thay mặt Hội Tín
Nhân Quốc Tế, TrườngTín Nhân Quốc Tế tỉnh Xiêm Riệp, chúng tôi tỏ lòng biết ơn
sâu sắc các Mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng chúng tôi ngay
từ những ngày đầu khó khăn. Chúng tôi tin tưởng vào những tấm lòng nhân hậu của
các anh chị khắp nơi trên toàn thế giới, sẽ tiếp tục đồng hành với những đứa trẻ xấu
số đáng thương này, để hy vọng của các em, cha mẹ các em không bị hụt hẫng
trong những ngày tháng sắp tới. Và 45 trẻ em kém may mắn này vẫn còn có cơ hội
để tiếp tục được học chữ.
TM. TrườngTín Nhân tỉnh Xiêm Riệp
NGUYỄN DUY ĐƯỜNG
No comments:
Post a Comment