Chị Diệp bên chiếc xe mưu sinh của
gia đình
Chị Điệp
năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhìn khuôn mặt sạm đen thì đã biết rằng chị là một phụ
nữ dầu dãi nắng mưa cả cuộc đời cùng chồng nuôi năm đứa con. Khả năng gia đình
không đủ để mướn chỗ mở quán, chị phải đóng một xe đẩy bán nước ngọt cà phê
theo dọc các điểm có người qua lại ở chợ Sa-lơ, trên quốc lộ 6 … Vậy mà đã rau
cháo nuôi năm đứa con khôn lớn nay các con đã trưởng thành: hai đứa con trai có
vợ, ba đứa con gái cũng lấy chồng và chị đã có 6 đứa cháu nội ngoại.
Sống ở
Campuchia đã 31 năm vậy mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng, chỉ có nhân khẩu là được
tăng lên nhiều, chính vì thế mà khó khăn lại ngày càng thêm khó khăn. Các con của
chị tuy đã lập gia đình song cũng như chị không có con chữ trong đầu làm sao
tính toán làm ăn khấm khá lên được. Hơn nữa lại sống ở cái xứ nông nghiệp lạc hậu,
xã hội nghèo nàn chính quyền thì phân biệt người VIỆT người CĂM. Với cái nghề
bán cà phê xe đẩy kiếm tiền cho cái bụng khỏi “quậy“ là tốt lắm rồi. Hiện
nay các con chị nối nghiệp mẹ mình đứa xe đẩy cà phê, đứa làm nghề sửa chìa
khóa, chỉnh sửa ‘phuộc’ xe hon đa. Hàng ngày không đủ đóng tiền chỗ, lo miếng
cơm… thì mong gì đến khá giả giàu sang. Mấy tháng trước đây anh Điệp chẳng may
trúng gió qua đời, vậy là để lại mình chị thân già giúp con nuôi cháu.
Vào đầu
tháng 6/2013, với sự hợp tác của Câu lạc bộ Hoa-Mai ở Mỹ, hội Tín Nhân Quốc tế
RHIO đã có điều kiện mở trường học từ thiện. Nhờ đó, hai cháu nội, ngoại của chị
Điệp được cắp sách đến trường như bao con em gia đình khá giả khác trong vùng.
Chị rơi nước mắt nói: “Nếu không có các Cậu thì không biết đến kiếp nào
con cháu tôi mới được vào trường học chữ!”
Anh Chín
có khác gì chị Điệp. Sống ở đất chùa tháp đã 28 năm, 5 mặt con nay đã lớn, chỉ
còn thằng út năm nay 13 tuổi, vui mừng đến gởi gắm chúng tôi và mong sao cho hội
này tồn tại mãi mãi để cho con em Việt Nam mình được biết chữ, thay đổi cuộc sống
cho con cháu mai sau .
Anh
Phong, chị Ngọc nói: “Sinh ra và lớn lên ở đất này, chúng tôi đâu biết
trường học cái chữ là gì đâu! Vì ngu dốt nên không biết tính toán làm ăn, chúng
tôi nghèo từ đời cha ông cho đến nay. May mà còn nói được tiếng Việt là phước lắm
rồi!”
Đau lòng
cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh sống lưu lạc ở xứ chùa tháp này. Hàng
trăm ngàn người Việt bất hạnh cứ trôi nổi nơi này đến nơi khác tìm miếng ăn. Ai
sẽ cứu họ đây? Họ là con người mà không có quyền làm người như dân bản xứ, tại
vì sao? Tại vì họ nghèo! Tại họ là người Việt Nam xa xứ hay sao?
Nỗi khổ
của người Việt trên xứ chùa tháp quá lớn, rất khó để một Hội nào có thể giải tỏa
được. Tuy nhiên, giúp được phần nào cho những đồng bào kém may mắn đều là phần
an ủi lớn lao cho họ. Mong sao bà con người Việt ở khắp nơi trên thế giới sẽ nhủ
lòng thương góp một bàn tay giúp đỡ cho những đồng bào sống lưu lạc ở xứ này.
Nguyễn
Duy Đường
Hội
R.H.I.O.
No comments:
Post a Comment