Thấm
thoát mới đó mà lớp học của trường Tín Nhân ở tỉnh Xiêm Riệp đã khai giảng được
bốn tháng rồi. Một phần ba năm trời đã trôi qua với bao niềm vui, nỗi buồn trộn
lẫn với nhau. Vui ít, buồn nhiều. Buồn cho thực tế cuộc sống của người dân chúng
ta ở xứ Chùa Tháp này.
Cảnh một phụ nữ Việt đi thu lượm ve chai ở Siêm Reap
Mấy
chục năm qua chưa thấy ai quan tâm, lo lắng gì cho họ. Thế hệ này nối tiếp thế
hệ khác lưu lạc xứ này nhưng cuộc sống của đa số vẫn vậy. Từ thời xưa cho đến
bây giờ, hầu hết phải làm lụng quần quật, lam lũ nhọc nhằn mà chẳng có đủ được
cái ăn, cái mặc. Gia đình nào cũng muốn được an cư lạc nghiệp nhưng ít ai ở đâu
được lâu. Có công việc làm mướn được vài tháng rồi hết, phải đi sang vùng khác.
Nhưng đi lại thì nơm nớp lo sợ vì giấy tờ hợp pháp không có. Lo sợ nhất là nền
chính trị thay đổi. Nếu nhà cai trị mới có chính sách ngược đãi người Việt thì
họ sẽ đi đâu, về đâu? Đã nghèo mà lại không yên ổn mần ăn, thì làm sao cuộc sống
của họ khỏi nghèo sao được. Cha ông ta có câu: An cư mới lập nghiệp. Nhưng nơi ở
không an tâm, làm sao lập nghiệp mần ăn. Có người vô tình hỏi sao các anh chị
không về xứ đi? Về xứ ư? Xứ ở nơi nào? Quê ở đâu? Xứ tôi đầy kẻ ác! Quê Tôi đầy
bóng giặc. Chúng tôi về đó còn khó khăn làm ăn hơn là ở cái xứ nghèo này.