Monday, December 23, 2013

Tại sao các em không đến lớp?

Hôm nay bước vào lớp học, thấy lớp có vẻ vắng học sinh, tôi đếm qua thì thấy có khá nhiều em không có mặt. Thấy tôi không được vui, cô giáo đưa cho tôi cuốn sổ ghi theo dõi học sinh và báo cho tôi biết đã có thêm 3 em mới xin vào học, song lại có quá nhiều em vắng mặt.
Muốn cho các em đến học đều đặn, không vắng mặt, thì điều quan trọng hơn hết là phụ huynh học sinh phải nhận thức cho được tầm quan trọng của con chữ -- là cái vốn cơ bản để các em thay đổi tương lai, để cuộc đời các em sẽ đỡ vất vả hơn ông bà, cha mẹ nó bây giờ.
Theo danh sách cô giáo ghi theo dõi thì số học sinh vắng khá nhiều. Tìm hiểu sâu mới biết các nguyên do nghỉ học của số học sinh này vô cùng chính đáng, song cũng lắm xót xa.

"Xóm ép chai" của người Việt vô gia cư ở Campuchia 10
 
Ảnh: Đỗ Mạnh Cường

Sunday, December 8, 2013

RFA: Campuchia phân biệt đối xử với người Việt và Khmer Krom?

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
Trong lúc người dân Campuchia đang tuần hành khắp tỉnh thành để nêu rõ tinh thần đấu tranh vì Nhân quyền nhân kỷ niệm 65 năm ngày quốc tế Nhân quyền, một tổ chức bảo vệ quyền dân tộc thiểu số ra thông cáo cho biết cộng đồng người Việt và Khmer Krom đang sống tại Campuchia chưa được chính quyền địa phương tôn trọng quyền con người như Hiến pháp hiện hành. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Hiện tượng kỳ thị ở Campuchia
Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số (MIRO) vừa ra thông cáo báo chí ngày 7/12 nêu rõ những khó khăn của người Việt và người Khmer Krom gốc Nam Bộ phải đối mặt với sự kỳ thị của xã hội Campuchia.
Tổ chức này nói Campuchia là một quốc gia tham gia ký kết đầy đủ các Hiệp ước, Công ước quốc tế, đặc biệt những quyền căn bản của người dân đều được bảo đảm và ghi rõ từng khoản trong Hiến pháp Campuchia là phải tôn trọng quyền con người, quyền của phụ nữ và quyền trẻ em, tuy nhiên xứ chùa Tháp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của họ.
Theo thông cáo, thời gian qua, nhà sư và người dân Khmer Krom bị chính quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện và kết án tù trong nhiều năm mà không có đại diện pháp lý từ phía Campuchia giúp điều tra kỹ lưỡng. Gần đây nhất là vụ 2 tu sĩ và 6 người dân Khmer Krom bị tòa án tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt về tội danh gây rối trật tự công cộng và tội tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài trong tháng 9/2013.
Ông Ang Chanrith, Giám đốc Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số nói với RFA rằng Đại sứ Campuchia tại Việt Nam không giúp can thiệp chính phủ Việt Nam để xoa dịu sự phân biệt đối xử đối với người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, khi nhóm này lánh nạn sang Campuchia, thì chính phủ Phnom Penh còn gây không ít khó dễ. Vụ án nhà sư Khmer Krom bị giết ở Campuchia trong năm 2007 vẫn chưa được làm rõ nguyên nhân; nhà sư tham gia các cuộc biểu tình trước Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh phản đối Việt Nam vi phạm nhân quyền cũng bị đe dọa, hãm hiếp; cộng đồng Khmer Krom có nguyện vọng nhập tịch thì buộc phải đổi họ tên, địa chỉ quê quán…v.v.Đối với người Việt, theo cuộc khảo sát của MIRO tại tỉnh Kandal, Takeo, Kampong Chhnang và nhiều tình khác cho thấy cộng đồng người Việt cũng chịu thiệt thòi không kém người Khmer Krom. Hầu hết người Việt đã được sinh ra và lớn lên ở Campuchia đều tự động mất đi quyền bình đẳng giới, giáo dục và quyền tham gia chính trị vì chính quyền địa phương từ chối cấp quốc tịch cho người Việt.
Cộng đồng người Việt cũng chịu thiệt thòi không kém người Khmer Krom. Hầu hết người Việt đã được sinh ra và lớn lên ở Campuchia đều tự động mất đi quyền bình đẳng giới, giáo dục và quyền tham gia chính trị vì chính quyền địa phương từ chối cấp quốc tịch cho người Việt
theo khảo sát của MIRO
Ông Ang Chanrith: “Nhìn chung người Việt dù sống tại Campuchia nhiều thế hệ, hoặc mới sinh ra và lớn lên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nếu so sánh với các dân tộc thiểu số khác vì họ không có bản sắc rõ ràng. Họ không có quyền sở hữu của công dân, cư trú ở trong tình trạng lấp lửng, sợ hãi bị trục xuất, sống trong thôn, nhà nổi nguy hiểm và không có quyền cơ bản.
Cơ quan chức năng thì không quan tâm đến họ. Còn người Campuchia kỳ thị và xem họ là người ngập cư bất hợp pháp mặc dù họ được sinh sống ở Campuchia nhiều thế hệ.”
Bà Bùi Thị Hoa, người Việt sống ở tỉnh Kampong Chhnang cho biết gia đình bà sống tại Campuchia nhiều thế hệ. Con cái được sinh ra tại đây nhưng chính quyền địa phương không cho phép nhập tịch.
Bà Bùi Thị Hoa: “Đau ốm gì đều tự chăm sóc và đi bệnh viện riêng tư, không được miễn phí. Nếu không có tiền thì không đi nhà thương được. Từ nào tới giờ họ không cho người Việt nhập tịch dù con nít mới đẻ. Người ta nói mình là người Việt không thể nhập tịch, chưa cho giấy khai sanh. Tình hình sống và làm ăn ở đây bị kèm kẹp như thả lưới như nhau mà chính quyền chỉ bắt người Việt, còn Khmer và Chàm thì không bắt. Yêu cầu được sống bình yên trên đất Campuchia, đừng bị bắt bớ, hãm hiếp...”

Nói một đằng làm một nẻo
Bộ Nội vụ Campuchia đã nhiều lần khẳng định Campuchia không phân biệt đối xử đối với cộng đồng Khmer Krom, người Việt và tất các dân tộc thiểu số khác. Hiến pháp Campuchia ghi rõ người Khmer Krom là công dân Campuchia. Họ được đối xử bình đẳng, không bị kỳ thị. Đối với người Khmer Krom muốn có giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân thì cần có địa chỉ rõ ràng, nơi cư trú vĩnh viễn.
Ông Khieu Sopheak, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia cũng cho biết chính phủ không phân biệt đối xử đối với người Việt. Ông cho biết: “Không chỉ nói riêng người Việt, tất cả người nước ngoài đều có thể nhập quốc tịch theo Hiến pháp hiện hành. Ví dụ, người Việt có gia đình người Campuchia thì họ có quyền nhập quốc tịch. Nhà đầu tư lớn, có công xây dựng phát triển đất nước cũng có thể nhập tịch. Và nhiều điều kiện khác như sống ở đây hơn 7 năm, biết nói tiếng Khmer, hiểu biết về truyền thống văn hóa…Họ có thể gửi đơn xin nhập tịch cho Bộ Nội vụ.”
Đau ốm gì đều tự chăm sóc và đi bệnh viện riêng tư, không được miễn phí. Nếu không có tiền thì không đi nhà thương được. Từ nào tới giờ họ không cho người Việt nhập tịch dù con nít mới đẻ. Người ta nói mình là người Việt không thể nhập tịch, chưa cho giấy khai sanh
Bà Bùi Thị Hoa
Nhưng thực tế, người Việt và Khmer Krom đào thóat từ Việt Nam vì nguyên nhân đấu tranh cho nhân quyền, sắc tộc tôn giáo hoặc tham gia các hoạt động chính trị đều được chính quyền địa phương theo dõi.
Ngoài ra, họ chưa được đáp ứng đầy đủ về quyền con người. Nó bao gồm không phân biệt đối xử, quyền của phụ nữ, xét xử công bằng, quyền giáo dục, quyền làm việc, quyền tự do biểu đạt…v.v.
Ông Nguyễn Duy Đường, Chủ tịch Hội Tín nhân Quốc tế tại Campuchia chia sẻ: “Người Việt không có an toàn cá nhân bằng người Campuchia. Bởi vì khi một sự việc xảy ra thì bên chính quyền sẽ xử ép mình hơn cả người Campuchia. Người Việt đi làm thuê, sau một tuần được phát tiền khi họ bị công an địa phương bắt, xét lấy hết tiền. Người Việt Nam không biết thưa kiện ai. Trong vấn đề làm ăn, người Việt thường chịu thiệt thòi. Người chủ tốt thì ta trả tiền, còn người chủ không tốt, không trả tiền mình thì mình cũng không làm được gì họ. Bởi vì mình thưa kiện ra chính quyền thì không thể nói chuyện với ai được. Cái này là tình trạng thực tế của người Việt sống tại Campuchia rất phức tạp.”
Tất cả người nước ngoài đều có thể nhập quốc tịch theo Hiến pháp hiện hành. Ví dụ, người Việt có gia đình người Campuchia thì họ có quyền nhập quốc tịch. Nhà đầu tư lớn, có công xây dựng phát triển đất nước cũng có thể nhập tịch...
Ông Khieu Sopheak, Bộ nội vụ
Trong khi đó, ông Trần Văn Thông, Tham tán phụ trách chính trị, đối ngoại và là người phát ngôn của Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh cho RFA biết:
“Nhà nước Việt Nam và các tổ chức của Việt Nam đều quan tâm chung đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Riêng đồng bào ở Campuchia thì cũng không có chính sách gì cụ thể nhưng trong chính sách chung thì Nhà nước VN đều quan tâm. Đồng thời, động viên bà con cố gắng hòa nhập, và chấp hành luật pháp Campuchia.
Chính phủ VN và CPC đã và đang đàm phán để giải quyết các giấy tờ địa vị pháp lý cho bà con người Việt và Khmer Krom lên sống tại đây đúng theo luật pháp quốc tế và Hiến pháp Campuchia. Vừa qua, các cơ quan chức năng cũng quan tâm nhiều, trong thời gian tới sẽ tiếp tục thảo luận với tinh thần đoàn kết và phù hợp với luật pháp CPC-VN để giải quyết các chế độ chính sách cho bà con có địa vị pháp lý phù hợp và yên tâm cuộc sống làm ăn.”
Có ý kiến cho rằng nay có đến 4,5 triệu người Việt và hơn 1 triệu người Khmer Krom đang sống hợp pháp và bất hợp pháp tại Campuchia. Nhìn vào số liệu đó, chắc hẳn người ta nghĩ ngay đến việc do Việt Nam thiếu việc, và các chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài không sử dụng lao động địa phương.
Bên cạnh đó, cũng có không ít người Việt và Khmer Krom trốn sang Campuchia vì bị chính phủ đuổi bắt do đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và tự do báo chí.

Ngoài ra, nếu Campuchia không quan ngại Việt Nam lợi dụng chính trị bằng cách nới lỏng luật pháp để người Việt đổ xô vào sống tại Campuchia, đảng phái chính trị Campuchia không đem vấn đề người Việt ra kích động phân biệt chia rẽ, người Khmer Krom không tham gia các hoạt động chính trị với đảng đối lập để chống đối đảng của Thủ tướng Hun Sen và chính phủ Việt Nam, thì họ sẽ được hưởng các quyền cơ bản như công dân bản xứ.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-khe-kro-discriminate-12082013064016.html